Có nên dùng rượu ngô men lá để ngâm rượu

Rượu ngô là một loại đặc sản nổi tiếng của văn hóa ẩm thực các tỉnh vùng núi phía Bắc. Rượu ngô xuất hiện ở trong các bữa cơm truyền thống của người dân nơi đây, nó cũng là một thứ không thể thiếu trong các lễ hội, đám cưới, đám ma của người bản xứ. Ở những nơi được coi là nguồn cội của rượu ngô như: Lũng Phìn; Quản Bạ của Hà Giang, Mường Khương, Bản Phố (Bắc Hà) của Lào Cai, Na Hàng của Tuyên Quang… thì rượu ngô chỉ được uống dưới dạng rượu trắng tinh khiết, có nghĩa là rượu sau khi nấu xong, đem ủ trong chum lâu ngày, rồi mang ra dùng. Chứ họ không bao giờ dùng rượu ngô để ngâm rượu. Vì sao họ không dùng rượu ngô men lá để ngâm rượu, các bạn hãy đọc bài viết sau để hiểu thêm và sẽ không mắc phải sai lầm khi dùng rượu ngô men lá để ngâm rượu nhé.

Người vùng cao uống rượu ngô là rượu trắng

Rượu ngô được nấu bằng cách lên men ngô, người nấu rượu ngô dùng men được làm từ các loại lá thảo dược quý có sẵn ở trong rừng. Sau khi ngô bung, ủ men khoảng 5-7 ngày thì ngô được đem vào nấu thành rượu. Thông thường, tùy vào độ nặng hay nhẹ của rượu được chưng cất, cứ 60kg ngô đem nấu, thì sẽ thu được 20-24 lít rượu ngô. Rượu ngô được cho vào chum sành, để nơi thoáng mát ủ từ 6 tháng trờ lên rồi đem bán cho người sử dụng.

Rượu ngô uống có vị thơm nồng nàn, độ rượu rất nặng, nhưng đặc điểm tốt là uống say nhưng không bị đau đầu, ngày hôm sau ngủ dậy rất tỉnh táo.

Rượu ngô được khách du lịch mua về sử dụng và làm quà dưới xuôi rất nhiều vì rượu ngô đậm đà, rất ngon…  Ở đâu có cầu là ở đó có cung, người dân miền xuôi và các tỉnh trên cả nước biết tới danh của rượu ngô. Rượu ngô đã được các thương lái vận chuyển đi khắp cả nước để buôn bán. Để sử dụng rượu ngô thêm phần phong phú, những người sử dụng rượu ngô ngoài cách truyền thống, họ còn dùng rượu ngô để ngâm các loại đồ ngâm rượu: bakich, đinh lăng, thuốc đông y, sâm,…

Có nên dùng rượu ngô men lá truyền thống để ngâm rượu?

Có nhiều khách hàng của tôi mua rượu ngô về để ngâm rượu, sau khi họ tư vấn tôi thì tôi có khuyên họ là phải chú ý khi dùng rượu ngô men lá để ngâm rượu. Rượu ngô men lá ngâm rượu thì nó sẽ không phát huy hết hương vị của rượu ngô. Nếu không chú ý còn hỏng đồ ngâm.

Bản chất loại men để nấu rượu ngô là men lá, men lá bao gồm 12-20 vị cây thuốc thảo dược quý có trong tự nhiên, mỗi một nơi thì họ có các loại men khác nhau để ủ rượu. Dùng rượu ngô men lá ngâm rượu rất tốt cho sức khỏe. Nhưng dùng rượu ngô men lá để ngâm rượu thì men lá sẽ lấn át và khử mùi đặc trưng của loại đồ ngâm rượu đó.

Mặt khác, rượu ngô vùng cao thường lấy độ rượu rất cao, thông thường từ 43-50 độ rượu. Vì độ rượu quá cao nên khi sử dụng làm rượu ngâm, nó sẽ làm cho các đồ ngâm rượu bị chín (bị cháy), làm hỏng tính dược liệu trong đồ ngâm đó. Ví dụ: dùng rượu ngô ngâm ba kích, sau 100 ngày bạn mang ra sử dụng thì sẽ không có mùi bakich đặc trưng, vị rượu không còn ngọt do ba kích bị chín mất rồi.

Sử dụng rượu ngô để ngâm rượu phải chú ý điều gì?

Nếu bạn sử dụng rượu ngô gốc, tức là rượu ngô loại cao độ để ngâm thì sẽ không tốt. Nếu bạn muốn dùng rượu ngô để ngâm rượu thì bạn nên làm như sau:

  • Sử dụng rượu ngô đã được khử qua máy lọc Andehit. Khi lọc rượu, mùi thơm nồng của rượu ngô sẽ đượcc khử hết. Lúc này sử dụng rượu để ngâm thì lại rất tốt.
  • Không nên dùng rượu ngô trên 40 độ để ngâm. Nếu ngâm hoa quả, củ thì nên dùng loại 30-35 độ là hợp lý nhất.

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm của tôi. Hy vọng, với chút kiến thức nhỏ bé của mình, các bạn sẽ có những kiến thức sử dụng rượu ngô men lá để ngâm rượu.

Địa chỉ bán rượu ngô Hà Giang tại TP.HCM

Hiện nay, các bạn có thể mua rượu ngô Hà Giang chính hãng. Cam kết chất lượng ngon nhất sẽ làm hài lòng bạn.

Chúng tôi rất hân hạnh khi được phục vụ các bạn.