Rượu ngô Hà Giang – Cực phẩm của người Mông cứ uống là mê tít

Rượu ngô Hà Giang là loại đồ uống cực phẩm của người Mông. Thứ rượu có vị ngọt, thơm của ngô cùng vị cay nồng của men làm người uống cứ gọi là mê tít. Cùng đi tìm hiểu nhé!

Thức rượu làm quà đặc trưng của người Hà Giang

Kỳ công quy trình chế biến rượu đặc sản Hà Giang

Lên Hà Giang, du khách sẽ được thưởng ngoạn nét hoang sơ, mộc mạc của vùng cao. Những món ăn ngon nổi tiếng với hương vị đặc trưng vùng miền. Và đặc biệt là còn được uống thứ rượu ngô cực phẩm của người Mông.

Loại rượu được nấu từ những hạt ngô vàng ươm do chính người dân tộc ở đây trồng ra. Để có được những hạt ngô đúng chuẩn để làm rượu, người dân tộc Mông đã phải trồng rất kỳ công. Lấy đất từ ở dưới lên đổ vào trong các hốc đá. Sau đó tra từng hạt ngô vào đó để trồng. Vất vả là thế, nên những chén rượu làm ra lại mang nhiều giá trị của cuộc sống con người nơi đây. Mặc cho khắc nghiệt, họ vẫn cứ sống, làm việc để tạo ra sản vật với nét văn hóa riêng.

Vào vụ ngô cả làng náo nức đua nhau thu hoạch

Ngô được trồng khoảng 4 tháng thì thu hoạch. Những bắp ngô già, hạt chắc và vàng được người dân lên để hái về nhà. Nương ngô của người Mông thường ở rất xa, khoảng 3-4 km. Khi hái xong sẽ được địu trên vai mang về nhà, vô cùng cực nhọc và vất vả. Sau đó, những hạt ngô to, tròn, mập sẽ được tuyển chọn để làm rượu ngô. Thế mới biết, để làm ra thứ rượu chuẩn ngon, người Mông đã phải vất vả và mất nhiều thời gian như thế nào.

Rượu Hà Giang – “cực phẩm” mời khách quý của người Mông

Để có được chén rượu ngon cực phẩm đãi khách quý mỗi khi đến nhà, người Mông đã phải nấu rượu ngô cực kỳ vất vả và gian nan. Từ việc lấy nước, lấy củi cách hàng 3-4 km đến việc nấu chín ngô, ủ men lá rồi chưng cất. Thông thường, thời gian chưng cất khoảng từ 5-6 tiếng, những giọt rượu thơm ngon, hương vị đậm đà sẽ ra lò.

Nấu rượu ngô là một công đoạn kỳ công

Rượu Hà Giang muốn ngon quan trọng là ở cách ủ rượu ngô. Người dân tộc Mường có công thức riêng cho vị rượu đặc biệt hơn. Đó là vị ngọt, thơm của ngô cùng vị cay nóng của men rượu. Rượu của người dân tộc có độ cồn chỉ khoảng 35o – 40o. Uống không dễ bị say hay mệt.

Người phụ nữ Hà Giang thể hiện sự đảm đang khi chế biến ra những chai rượu từ ngô hấp dẫn

Khi đến nhà người Mông, hầu như nhà nào cũng có ít nhất vài chum rượu làm từ ngô. Thường dùng để dùng cho dịp Tết, lễ hội làng hoặc khi có khách quý đến chơi nhà thì mang ra tiếp đón Ngoài ra, loại rượu này còn là thức uống đặc biệt trong các phiên chợ. Nếu lên các phiên chợ của người Hà Giang, không ít người sẽ thấy nhiều nhóm người ngồi quây quần lại với nhau để uống rượu ngô. Và không ít cặp đôi, nhờ men say của rượu làm từ ngô mà thành vợ chồng với nhau.

Dù là ai, biết hay không biết uống rượu, nhưng đã lên Hà Giang thì nhất định phải thử rượu nấu từ ngô. Để thưởng thức trọn vẹn cay nhưng ngọt chất chứa bên trong lao động, sáng tạo của người dân tộc nơi đây.

Rượu Ngô Men Lá: 

Rượu Ngô Men lá là một đặc sản nổi tiếng Hà Giang được rất nhiều du khách địa phương khen ngợi và không thể nào bỏ qua khi tới thăm mảnh đất xa xôi, cực đầu của Tổ Quốc.

Nguyên liệu và phương thức nấu của người vùng cao:

  • Nguồn nước nấu rượu: là nguồn nước khơi từ mạch núi đá có độ cao hơn 1000m so với mực nước biển. Nguồn nước tinh khiết giống như nước khoáng đóng chai khi chảy qua nhiều khe núi rồi mới về tới nơi. Và điều này sẽ làm cho rượu có độ ngọt của rượu nơi khác.
  • Loại men lá đặc biệt: đây là cái thứ men hảo hạng tạo nên thương hiệu rượu ngô Hà Giang, loại men được làm từ nhiều loại lá rừng phơi khô rồi trộn lẫn với bột ngô sau khi ủ hai ngày thì mang phơi nắng.
  • Ngô nấu rượu: được nấu kĩ cho đến khi mềm rồi trộn kỹ với men, ủ từ 15- 20 ngày trong chum to rồi mới đi nấu theo phương pháp cách thủy (không nấu theo phương pháp nấu rượu gạo)
  • Giống ngô vàng: của người Mông vùng cao: đây là giống ngô vàng được trồng trên khu vực cao nguyên đá, nên sức sống rất dẻo dai, không sâu bệnh. Khi ủ men rất thơm.
  • Quá trình chưng cất rượu: bằng phương pháp thủ công nấu Cách Thủy quá trình nấu rượu ngô rất công phu và tỉ mỉ. Người H’Mông chuẩn bị kĩ càng và nấu theo phương thức truyền thống Cách Thủy, khối lượng ngô để nấu một mẻ rượu rất lớn để được những giọt rượu thơm và đảm bảo nhất.

Đặc điểm của rượu ngô men lá

Rượu có độ từ 35o – 40o lúc mới nấu hoặc chỉ để được 1-2 tuần, rượu khá hăng nhưng rất thơm uống lúc mới nấu cũng không đau đầu.

Rượu ngô để lâu hoặc hạ thổ có độ dưới 350 , giảm độ thơm mùi thơm thoang thoảng, nhưng khi uống lại có vị thơm riêng biệt của ngô. Uống xong vẫn còn vị đậm của rượu trong một thoáng mùi ngô thơm.

Rượu Ngô của Hoàng Sâm

Rượu Ngô men lá nấu chuẩn sẽ cần phải mất nhiều thời gian và công sức mới có được Rượu Chuẩn và uống xong vẫn còn lưu lại hương vị của Ngô. Nếu bạn để từ 6 tháng – 1 năm thì rượu đã giảm gần hết những tạp chất và chỉ còn lại hương vị của Rượu Ngô. Một loại rượu đặc sản của người dân tộc.

Bạn chưa bao giờ thử uống Rượu Ngô Men Lá của người vùng cao, hãy đến Hoàng Sâm cam kết bán rượu của những người bản địa có chọn lọc, rượu được nấu theo phương thức chính thống của người Dân tộc tự tay chưng cất nấu CÁCH THỦYĐẢM BẢO KHÔNG ĐAU ĐẦU.

(Nguồn Sưu tầm)